Bảng màu điện trở chuẩn mới 2016 và cách tính giá trị điện trở theo vạch màu

Nội dung bài viết gồm 3 phần:
*Công thức tính giá trị điện trở theo vạch màu.
*Cách phân biệt thứ tự vạch màu trên điện trở.
*Bảng giá trị theo màu của điện trở theo chuẩn mới.
Bắt đầu thôi nào:
I... Công thức tính giá trị điện trở theo vạch màu:
a/ đối với điện trở có 4 vạch theo thứ tự A, B, C, D công thức sẽ là: AB x 10c ± D
Trong đó: A là giá trị hàng chục, B là hàng đơn vị, C là lũy thừa của 10 và D là dung sai, (sai số tính theo % của điện trở)
b/ đối với điện trở có 5 vạch màu theo thứ tự A, B, C, D, E
Công thức: ABC x 10d ± E
Tương tự như điện trở 4 vạch màu, A là hàng trăm, B hàng chục, C hàng đơn vị, D lũy thừa của 10 và E là dung sai
II... Vậy xác định thứ tự các vạch màu thế nào ?
Có 2 cách in vạch màu để người dùng có thể dễ dàng phân biệt thứ tự (áp dụng cho cả điện trở 4 và 5 vạch màu)
+ Vạch cuối cùng cách xa các vạch màu đầu.
+ Vạch cuối cùng lớn hơn các vạch màu đầu.
III... Bảng màu để tính giá trị điện trở.

Ở đây tôi sẽ giới thiệu bảng màu theo chuẩn cũ. Còn chuẩn mới chỉ có một thay đổi duy nhất là màu hồng được thêm vào với giá trị -3. Giá trị này chỉ dành riêng cho hệ số nhân (lũy thừa của 10) tương ứng với C đối với điện trở 4 vạch và D đối với điện trở 5 vạch.
Do công nghệ ngày càng phát triển, điện trở ngày càng chính xác hơn, dung sai nhỏ và giá trị nhỏ hơn nên việc thêm giá trị -3 là cần thiết.

Ví dụ với điện trở như hình bên, ta có:
A = 1
B = 0
C = 1
D = 5%
=> Giá trị điện trở là 100𝝮 ± 5%
Cám ơn bạn đã đọc bài viết, nếu thấy hữu ích hãy chia sẽ với mọi người nhé...!!
Mình xin cám ơn nhiều.. !!!